Thứ Bảy, 19 tháng 5, 2007

Doanh nhân Việt và những hoài bão.. (phần 2)

Điểm sơ qua các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam, tôi rất ấn tượng với những khởi đầu ngọan mục như cà phê Trung Nguyên, quần áo lót VERA, Phở 24, quần áo thời trang An Phước (kể cả Jean An Phước), vàng SJC, vải Thái Tuấn, kem KIDO.... Đây có thể nói là những thương hiệu "thuần" Việt 100%. Nhưng theo thời gian sau vài năm "dậy sóng" tại thị trường nội địa, tôi đã nhìn thấy đâu đó lộ dần cái tính cách "làm nửa chừng nửa với" như vốn có ở bản tính người Việt mình.

Trở lại một quán càfê nào đó còn treo bảng hiệu Trung Nguyên, phong cách bày biện bàn ghế và chăm sóc khách hàng có phần nào đó cẩu thả và kém chất lượng hơn ngày đầu nhiều lắm. Cái vị cà phê hồi nào cũng trở nên khen khét một chút. Các quầy trưng bày (showroom) của vải Thái Tuấn thì đèn neon trắng ngà ngà, bày biện thiếu sự chăm sóc và sáng tạo như vốn có trước đây của thương hiệu Thái Tuấn. Còn các xe bán kem dạo của Kido thì nhìn không vệ sinh, tiếng nhạc kèn hiệu của kem KIDO thì thua xa...."te tí tò, te tí tò tì te tí te" ngày nào. Đấy chỉ là nhìn về mặt hình thức. Về chất lượng thì tôi xin không bàn ở đây vì dầu sao, TA vẫn còn đi sau thế giới khá xa.

Với hàng hóa xuất khẩu, tôi lại thường xuyên nghe các đối tác nước ngoài thường xuyên than thở về tính ổn định về chất lượng sản phẩm. Lúc đầu thì rất tốt, nhưng sau đó thì lại giảm dần theo thời gian. Trong dịch vụ vận tải và logistics thì cũng không thóat khỏi bóng ám của việc chất lượng dịch vụ giảm dần theo thởi gian. Lúc đầu thì rất đúng hẹn, nhưng sau đó thì lại thường xuyên trễ hẹn và giá cao hơn...

Tôi đã tự hỏi rằng, điều gì đã khiến các doanh nghiệp Việt Nam thường xuyên "bị rơi" vào tình trạnh như vừa nêu trên ? Tôi đã đặt ra các giả định sau:

1/. Các doanh nghiệp Việt Nam rất có quyết tâm và tính táo bạo để chinh phục hoặc đột phá một lĩnh vực nào đó.
2/. Nhưng sau đó, các doanh nghiệp Việt Nam lại thiếu kiến thức quản lý (hoặc không thể chuẩn bị kịp) khi đối đầu với quy mô phát triển lớn hơn và nhanh.
3/. Các doanh nghiệp Việt Nam rất nhạy bén trong việc "đánh hơi" các cơ hội kinh doanh, kèm theo tính cách quyết tâm táo bạo trên, dẫn đến doanh nghiệp Việt Nam thường mở rộng lĩnh vực đầu tư một cách dàn trải.
4/. Các doanh nghiệp Việt Nam lại thiều một tầm nhìn chiến lược và họach định phát triển dài hạn.
5/. Các doanh nghiệp Việt Nam có lẽ còn quen với môi trường kinh doanh thường xuyên thay đổi, dẫn đến việc xác định mục tiêu là ngắn hạn và thu hồi vốn nhanh.

Dạo gần đây, tôi đã nhìn thấy có sự thay đổi rất lớn tại các doanh nghiệp Việt Nam. (Xem tiếp phần 3)